1. Thông tin cá nhân

- Họ và tên: Trần Rí

- Nghệ nhân Nhân dân Trần Rí Anh chị Hiệu

- Tên thường gọi hoặc nghệ danh:

- Năm sinh: 1946

- Giới tính: Nam

- Dân tộc: Kinh

- Nguyên quán: Bình Định

- Nơi thường trú hiện nay: Thôn Bình Trung 1 - Xã Vạn Bình - Huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa

- Đơn vị công tác hiện nay hoặc trước khi nghỉ hưu:

- Chức vụ cao nhất hiện nay hoặc trước khi nghỉ hưu:

- Trình độ đào tạo:

- Chuyên ngành:

- Học hàm, học vị:

- Thời gian tham gia công tác: Năm

- Thời gian tham gia hoạt động nghệ thuật: năm

- Điện thoại: 0343723175      - Email:

2. Quá trình công tác

- Gia đình có truyền thống hoạt động trên lĩnh vực Bài Chòi từ ông Nội nghệ nhân Trần Thị - quê quán tỉnh Bình Định truyền dạy qua nhiều thế hệ và sau đó là Cha tôi là ông Trần Hạnh (đã mất) là người hành nghề chuyên nghiệp trên các lĩnh vực hoạt động diễn xướng Bài chòi, Hát bội, Hát xà - Hát mộc tại huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Bình Định. Gia đình tôi có 8 anh chị em, trong đó có 4 người được cha tôi nghệ nhân Trần Thị truyền nghề từ lúc nhỏ và theo cha đi hát khắp vùng Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Rang... - Từ năm 1956, tôi chính thức theo cha đi lưu diễn nhiều nơi tại các xã trong huyện Vạn Ninh và các huyện trong tỉnh Khánh Hòa và một số tỉnh lân cận. Sau giải phóng (1976) tôi thành lập đoàn gánh hát Phú Bình tại xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, lúc đầu gành hát có 30 người do tôi làm Trưởng đoàn, trong đó vợ tôi là nghệ nhân Nguyễn Xuân Hồng và các con nghệ nhân Trần Thị Thu Vân, nghệ nhân Trần Thị Kim Thanh và các nghệ nhân ở huyện Vạn Ninh tham gia hoạt động biểu diễn. - Tham gia diễn xướng nghệ thuật Bài chòi tại các kỳ cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng của huyện Vạn Ninh; biểu diễn Bài chòi tại các đình làng, lăng, miếu vào các dịp cũng lế, lễ Tết phục vụ cộng đồng nhân dân với các lớp diễn anh Hiệu, độc diễn các trích đoạn như: vở Thoại Khanh - Châu Tuấn, Lâm Sanh - Xuân Nương, Phạm Công - Cúc Hoa, Quan công Phục Huê Dung đạo, trích đoạn tuồng Tạ Đình Lân Đề cờ… - Tham gia hoạt động nghệ thuật diễn xướng Bài chòi của Câu lạc bộ Bài chòi của huyện Vạn Ninh, cộng tác viên của phòng Văn hóa – thông tin huyện, Trung Tâm Văn hóa huyện; Câu lạc bộ Người cao tuổi của huyện. - Năm 2011, năm 2013, là thành viên tham gia tập huấn trình diễn Nghệ thuật Bài chòi tại huyện Vạn Ninh, chương trình do Viện Văn hóa – Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tổ chức về việc kiểm kê Di sản Văn hóa phi vật thể. - Năm 2014, tham gia trình diễn tại Hội thảo “Nghệ thuật Bài chòi ở Khánh Hòa” do Viện Âm nhạc Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức. - Năm 2017, tham gia trình diễn tại Hội thảo “Nghệ thuật Bài chòi ở Khánh Hòa” do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Viện Âm nhạc Việt Nam tổ chức tại Khánh Hòa. - Năm 2014 – 2016, bản thân tôi rất vinh dự được ghi hình và tham gia xây dựng hồ sơ Bài chòi Miền trung của Việt Nam đề nghị UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại năm 2018. - Tôi nắm bắt rõ về nội dung, lớp diễn các tuồng về Nghệ thuật bài chòi và đóng được hầu hết các vai của Nghệ thuật bài chòi, hát bội, hát xà hát mộc. - Là gia đình hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực diễn xướng dân gian Nghệ thuật bài chòi, hát bội, hát xà hát mộc; thường biểu diễn tại các làng quê, các dịp tết đến xuân về; các dịp lễ hội tại đình lăng; tham gia Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh Khánh Hòa lần thứ VII năm 2004 tại Nha Trang.

3. Thành tích đạt được

3.1. Khen thưởng chung

Năm Hình thức khen thưởng Cơ quan quyết định
2019 Nghệ nhân nhân dân Chủ tịch nước

3.2. Khen thưởng nghệ thuật

4. Quá trình tham gia đào tạo, bồi dưỡng, truyền nghề… Tham gia đề án, đề tài (chủ nhiệm) bài viết nghiên cứu lĩnh vực nghệ thuật Bài chòi.

4.1. Tham gia đào tạo, dồi dưỡng, truyền nghề:

4.2. Tham gia đề án, đề tài (Chủ nhiệm) các bài viết nghiên cứu

5. Hình ảnh tiêu biểu tham gia hoạt động nghệ thuật

5.1. Hình ảnh tiêu biểu cá nhân:

Album ảnh cá nhân của nghệ nhân Trần Rí

Xem ảnh

5.2. Hình ảnh tiêu biểu cá nhân cùng tập thể và cộng đồng: